Có thể chúng ta biết gỗ MFC cùng một số loại khác đều là gỗ công nghiệp, tức là được sản xuất nên nhưng không hẳn đã biết gỗ MFC là gì và thành phần thế nào, cũng như cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp.
Thực tế thì trong thành phần gỗ nội thất, MFC gần như là kẻ dẫn đầu thị trường khi được ứng dụng “triệt để” nhất, đặc biệt trong nội thất văn phòng.
Gỗ MFC là gì?
MFC là viết tắt của Melamine faced Chipboard, nghĩa là vật liệu được ép với nhựa melamine. Gỗ MFC là gỗ công nghiệp, được dán một lớp melamine mỏng ở bề mặt.
Cụ thể:
Gỗ MFC được sản xuất từ dăm gỗ thừa nhỏ dẹt hơn một nửa đốt ngón tay, được dính keo và ép nhiệt tạo thành ván gỗ. Sau đó chúng được dán lớp melamine ở bề mặt.
Melamine trong nội thất có thể hiểu là một lớp nhựa giả gỗ, dán lên bề mặt ván MFC để tạo thẩm mỹ cũng như chống thấm nước…
Gỗ MFC còn có ký hiệu là LDF (low destiny fibreboard), được ép nhiệt ở mức độ thấp. Cái này để phân biệt với gỗ MDF và HDF (ép nhiệt trung bình và cao).
Thành phần của gỗ MFC: Chủ yếu là dăm gỗ cây bạch đàn, cao su hoặc cây keo kết hợp với keo và nước. Đặc biệt gỗ MFC được dán một lớp melamine ở bề mặt.
Đặc điểm của gỗ MFC: Một ván gỗ MFC có độ dày trung bình khoảng 25mm, nhờ melamine và chống thấm nước và mối mọt, dẻo dai hơn gỗ MDF nhưng có thể cong vênh do độ ẩm và nhiệt. Tất nhiên MFC không tốt bằng MDF!
MFC là gỗ được dùng trong văn phòng nhiều nhất hiện nay!
Gỗ MFC hiện nay gồm có MFC thường và MFC lõi xanh chống thấm nước.
Ứng dụng của gỗ MFC: Có thể gỗ MFC là loại có chất lượng thấp nhất trong các loại gỗ công nghiệp, nhưng nó lại được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực nội thất cho văn phòng và một số hạng mục nội thất gia đình như tủ bếp…
Đôi lời về Melamine trong gỗ MFC: Đây là một chất hóa học, khi kết hợp sẽ tạo keo kết dính. Melamine trong nội thất thường có 3 lớp: Lớp giấy nền, lớp vân gỗ giả và lớp nhựa bảo vệ ngoài cùng. Gỗ Melamine rất dễ nhầm lẫn với gỗ laminate!